Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
Thông tin nhà phân phối:
Trung tâm phân phối nông sản thực phẩm an toàn Việt Nam
Địa chỉ: số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thông tin chi tiết:
Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí… Sau đây là một số cách chữa bệnh từ quả dâu.
Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp – Rượu tang thầm (Tang thầm tửu). Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: Quả dâu chín tươi 5.000g, gạo nếp 6.000g, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày. Các tài liệu về đông y về sau nói nếu ngâm rượu dâu, nên thêm mật ong rượu sẽ ngon bổ hơn.
Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc: (Trung y mỹ dung) quả dâu tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Cách này thông dụng trong nhân dân. Do không có đường phèn họ đã dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng.